Thiền là gì

Các trường phái thiền

Hướng dẫn thiền

Đóng góp cho trường thiền

- thiền -

Cẩm nang
Hướng dẫn hành thiền

Chúng ta có 2 loại thiền chính, đó là Thiền Tịnh chỉ, hay gọi ngắn là thiền chỉ, thiền định (samatha bhāvanā) và Thiền Minh sát, còn gọi là thiền Tứ niệm xứ, thiền tuệ, thiền quán (vipassanā bhāvanā).

Việc thực hành tịnh chỉ nhằm giúp đạt được một sự định tâm vững chắc, tâm an trú vào duy nhất một đối tượng, từ đó tạm thời chế ngự các phiền não. Còn Minh sát tu tập nhắm vào việc phát triển trí tuệ từ việc quan sát kỹ lưỡng bản chất của mọi sự vật, hiện tượng. Đây là liều thuốc giải trực tiếp cho mọi sự thiếu hiểu biết (vô minh), khổ đau và trói buộc.

Hai loại thiền này được tu tập cùng nhau sẽ giúp tâm trở nên bén nhạy, hướng tới trí tuệ và giải thoát khỏi mọi khổ đau trong tâm.

Để tu tập thiền, thường chúng ta có thể lựa chọn theo 2 hướng. Một là đi thẳng vào thiền Minh sát, hoặc hai là tu tập thiền chỉ đến khi tâm an trú vững chắc, rồi sau đó chuyển qua hành thiền Minh sát.

thiền là gì?

Các trường phái thiền khác nhau

Mặc dù về cái cốt lõi là giống nhau, nhưng về cách thực tập thiền thì có rất nhiều phương pháp, từ đó sinh ra nhiều trường phái hành thiền khác nhau.

Ví dụ ngày nay chúng ta có các trường phái lớn như của ngài Mahasi Sayadaw, ngài Ajahn Chah, ngài Goenka hay ngài Tejaniya,... Có nơi thì đi vào thực tập thiền định trước, có nơi thì đi thẳng vào hành thiền Minh sát. Trong thiền Minh sát thì cũng có những vị thầy chuyên dạy vào quan sát thân, có vị khác dạy về quán thọ, có vị khác lại dạy về quán tâm,... Còn thiền chỉ thì cũng có tới 40 đề mục thiền khác nhau phù hợp cho từng đối tượng thiền sinh. Do đó, mặc dù cùng là thiền, nhưng có rất nhiều cách dạy khác nhau.

Sự tiến bộ ở đây có nghĩa là khả năng định tâm của quý vị trở nên tốt hơn, tâm của quý vị trở nên bén nhạy, quan sát và ghi nhận được nhiều thứ hơn. Có nhiều quý vị lo lắng và nghi ngờ bản thân khi thấy mình tham, sân và si nhiều hơn. Quý vị không nên lo lắng về điều đó, vì trước đây khi chưa biết hành thiền, chúng ta thường làm việc, sinh hoạt trong trạng thái vô thức, những sự bất thiện vẫn xảy ra liên tục nhưng ta không hề biết, còn giờ đây, với kinh nghiệm thiền, tâm của quý vị đang ngày càng quan sát tốt hơn, do đó việc quý vị ghi nhận thấy nhiều tâm bất thiện của mình cũng là điều tự nhiên.

trong tài liệu này của đội ngũ biên soạn, chúng tôi xin phép sử dụng bài hướng dẫn hành thiền của thiền sư Silananda, những lưu ý của thiền sư Tejaniya, cùng phần vấn đáp về thiền Vipassana của thiền sư Mahasi để gửi tới quý vị.

Tuy nhiên, thực tế ta không thể so sánh phương pháp này tốt hơn phương pháp kia, hay phương pháp nào là tốt nhất, mà mỗi thiền sinh sẽ cần phải tìm ra một phương phù hợp nhất với khả năng của mình. Vì vậy, đó là lý do ta không nên đề cao quá mức một phương pháp nào, vì nó có thể phù hợp với mình, nhưng chưa chắc đã phù hợp với người khác.

Chỉ duy nhất Đức Phật mới có khả năng nhìn thấu được năng lực của từng người và đưa ra chỉ dẫn chính xác cho tất cả chúng ta, do đó, tất cả ý kiến của người khác, kể cả các vị thầy đều chỉ nên xem như nguồn thông tin tham khảo hữu ích, để biết một phương pháp có thực sự tốt cho mình hay không, thiền sinh sẽ cần phải tự mình thực hành và kiểm chứng xem mình có đạt được nhiều tiến bộ với phương pháp đó.

Cẩm nang hướng dẫn hành thiền

Chuẩn bị

Hành thiền

Hỏi & Đáp

Thái độ 

Xem chi tiết 

Xem chi tiết 

Xem chi tiết 

Xem chi tiết 

Hướng dẫn hành thiền

"Trích lược từ tài liệu của thiền sư Silananda"

Trước khi hành thiền để đạt được những kết quả của hiểu biết, trí tuệ, quý vị cần trau dồi phẩm hạnh thanh cao. Đó là bước căn bản cho việc phát triển thiền. Quý vị phải giữ mình trong sạch, đạo đức vì đạo đức là bước chính yếu để phát triển tuệ giác.

Giai Đoạn Chuẩn Bị

Quý vị cần giữ gìn 5 giới sau:

  • Không sát sinh
  • Không trộm cắp
  • Không tà dâm
  • Không nói dối
  • Không uống rượu và các chất say

Bốn điều bảo vệ

"Con đem hết lòng thành kính làm lễ Đức Thế Tôn, Ngài là đấng toàn giác, tỉnh thức, trí đức vẹn toàn, hiểu thấu đáo mọi sự, thầy của Trời và người, đấng an lành và đem lại sự an lành".

Bốn điều bảo vệ hay quán tưởng sau đây sẽ rất cần thiết khi quý vị bắt đầu vào thời thiền tập.

1. Trước tiên hãy tỏ lòng tri ân kính ngưỡng Đức Phật, chúng ta thành kính Ngài không bởi bất kỳ một lý do tôn giáo nào, mà vì Ngài là vị thầy vĩ đại đã khám phá ra phương pháp thiền này và đã truyền lại đến tận ngày nay cho chúng ta.

2. Sau đó hãy hướng lòng từ ái đến mọi chúng sinh, hãy hòa mình với tất cả mọi loài không mảy may phân biệt:

"Mong cho tôi thoát khỏi mọi bệnh tật và phiền muộn. Mong cho cha mẹ tôi, thầy tôi, bạn bè tôi cùng tất cả mọi người, mọi loài thoát khỏi thù hận, bệnh tật và phiền muộn. Cầu mong tất cả chúng sinh thoát khỏi khổ đau".

3. Hãy hình dung đến sự bất tịnh của thân thể, đó là sự tham đắm vào thể xác mà phần đông thường mắc phải. Hãy chú ý đến tính chất dơ dáy của đờm dãi, mủ, phân, nước tiểu,... để loại bỏ những tư tưởng dính mắc thích thú vào xác thân.

4. Hãy nghĩ đến tình trạng mỗi người đều tiến dần đến cái chết. Đấy là suy tưởng có lợi ích về phương diện tâm lý. Đức Phật thường nhấn mạnh rằng: sự sống thật bấp bênh, tạm bợ, cái chết là điều chắc chắn không thể tránh né. Cái đích cuối cùng của đời sống là sự chết. Điều này cũng góp phần loại bỏ tham đắm nơi thể xác, và cũng giúp quý vị quyết tâm tu tập để có một đời sống thật ý nghĩa.

Tư thế ngồi thiền

Lúc thực tập bạn có thể ngồi kiết già, hay bán già hoặc ngồi hai chân không chồng lên nhau. Nếu thấy ngồi dưới sàn nhà khó định tâm hay làm bạn khó chịu, bạn có thể ngồi trên ghế. Tóm lại, bạn có thể ngồi cách nào miễn thấy thoải mái là được.

Xem tiếp hành thiền 

Hành thiền

Những bài căn bản hành thiền

Bài tập

Thứ 4

Bài tập

Thứ 1

Bài tập

Thứ 2

Bài tập

Thứ 3

Chuyển động phồng xẹp của bụng luôn luôn hiện hữu, vì vậy ta không cần tìm kiếm chúng. Thực ra, những thiền sinh mới chỉ cần đơn thuần chú tâm trên hai chuyển động phồng - xẹp mà thôi nên sự thực tập cũng không khó khăn lắm. Quý vị hãy tiếp tục thực tập bài tập số một này bằng cách chú tâm vào chuyển động phồng xẹp. Đừng bao giờ lặp đi lặp lại ra lời những chữ phồng xẹp, chỉ cần niệm thầm mà thôi. Niệm thầm sẽ giúp quý vị dễ chú tâm vào đề mục. Nhưng nếu niệm thầm cản trở sự chú tâm của quý vị, thì chỉ ghi nhận sự chuyển động của bụng mà không cần niệm thầm cũng được. Nên thở đều đặn tự nhiên, tránh thở dài hay ngắn quá. Nhiều thiền sinh muốn thấy rõ sự phồng xẹp nên hay thở dài hoặc thở nhanh, làm như thế sẽ khiến quý vị mệt.

Càng thực tập lâu càng thấy sự chuyển động rõ ràng hơn. Khi tuệ giác phát triển trọn vẹn thì ta sẽ nhận thức được những diễn tiến liên tục của tiến trình tâm - sinh - lý qua mỗi giác quan. Vì là người sơ cơ hành thiền, sự chú ý và khả năng định tâm còn yếu nên quý vị sẽ thấy khó giữ tâm trên những chuyển động phồng - xẹp liên tục. 

Từ bài tập này bạn biết được cách chuyển động của bụng. Bạn không cần để ý đến hình dáng hay tư thế của bụng mà chỉ cần theo dõi cảm giác, sức ép do chuyển động của bụng tạo nên mà thôi. Đối với những người mới tập thiền, đây là phương pháp rất có hiệu quả để phát triển khả năng chú ý, định tâm và tuệ giác.

Hãy chú tâm vào chuyển động của bụng. Nên nhớ là chú tâm, chứ không phải chú mắt vào bụng. Chú tâm vào bụng bạn sẽ thấy được chuyển động phồng - xẹp của bụng. Nếu không thấy rõ được chuyển động của bụng, bạn có thể đặt hai tay lên bụng để "cảm giác" sự phồng xẹp. Một lúc sau, bạn sẽ nhận rõ sự chuyển động của bụng. Bạn hãy ghi nhận sự phồng lên và xẹp xuống của bụng. Mọi chuyển động của bụng đều phải được ghi nhận.

Bài Tập Thứ Nhất

Do đó quý vị có thể nghĩ rằng: "Ta chẳng biết cách giữ tâm trên mọi chuyển động phồng xẹp này". Quý vị cần nhớ rõ đây là một tiến trình học hỏi vì vậy hãy yên tâm tiếp tục hành thiền.

Trích dẫn: Thiền là quan sát hơi thở, chứ không phải điều hòa hơi thở, vì vậy, hãy để hơi thở thật tự nhiên.

Xem tiếp bài tập 2

  • “chuyển động phồng - xẹp” thành “hơi thở”
  • “phồng” thành “hơi thở vào”
  • “xẹp” thành “hơi thở ra”

Ở phần dưới đây, đội ngũ biên soạn sẽ sử dụng đề mục chuyển động phồng - xẹp của bụng, nếu quý vị thực hành với đề mục hơi thở ở mũi thì cũng không có gì khác biệt. Quý vị chỉ cần thay thế các từ sau:

Trong các tài liệu, thường quý vị sẽ được hướng dẫn định tâm vào một trong hai đối tượnghơi thở ở mũi, hoặc chuyển động phồng - xẹp ở bụng, ngay dưới rốn. Tùy vào từng người mà quý vị có thể chọn một trong hai đối tượng này để thực hành, nếu quý vị cảm thấy đối tượng đó tốt cho sự định tâm của mình.

Lưu ý:

Trong khi thực tập quan sát sự phồng - xẹp của bụng, những tư tưởng khác sẽ phát sinh làm quý vị quên mất sự chú tâm. Tư tưởng, ham muốn, ý nghĩ, tưởng tượng, v.v... sẽ xuất hiện giữa những "phồng - xẹp". Quý vị không nên bỏ qua những phóng tâm hay vọng tưởng này mà phải ghi nhận từng phóng tâm một khi chúng phát sinh.

Bài Tập Thứ Hai

Tác động ngửng cổ hay khum cổ phải làm từ từ. Sau khi đã chú tâm ghi nhận mỗi một động tác đó, ta lại trở về với chuyển động phồng xẹp.

  • Khi tâm quý vị tưởng tượng điều gì, quý vị phải biết mình đang tưởng tượng và ghi nhận: "tưởng tượng, tưởng tượng, tưởng tượng".
  • Khi quý vị nghĩ đến điều gì phải ghi nhận: "nghĩ, nghĩ, nghĩ".
  • Khi quý vị suy ngẫm, ghi nhận: "suy ngẫm, suy ngẫm, suy ngẫm".
  • Khi quý vị có dự định làm điều gì hãy ghi nhận: "dự định, dự định, dự định".
  • Khi tâm bạn đi lang bạc không để ý đến phồng xẹp hãy ghi nhận: "phóng tâm, phóng tâm, phóng tâm".
  • Khi tưởng tượng hay đang đi đến một nơi nào phải ghi nhận: "đi, đi, đi".
  • Khi đến thì ghi nhận: "đến, đến, đến".
  • Khi nghĩ đến gặp người nào đó thì ghi nhận: "gặp, gặp, gặp".
  • Khi nghĩ đến nói chuyện với ai thì ghi nhận: "nói, nói, nói".
  • Khi bàn cãi thì ghi nhận: "bàn-cãi, bàn-cãi, bàn- cãi".
  • Khi thấy hình ảnh, màu sắc thì ghi nhận: "thấy, thấy, thấy".

Mỗi một khi tâm thấy gì, nghĩ gì đều phải ghi nhận cho đến khi chúng biến mất. Sau khi chúng biến mất ta lại chú tâm vào chuyển động phồng xẹp. Phải chú tâm hành trì, đừng chểnh mảng.

  • Khi định nuốt nước bọt phải ghi nhận: "định, định, định".
  • Khi nuốt phải ghi nhận: "nuốt, nuốt, nuốt".
  • Muốn khạc nhổ, ghi nhận: "muốn, muốn, muốn" rồi lại trở về sự phồng xẹp.
  • Nếu bạn muốn khum cổ ghi nhận: "muốn, muốn, muốn"; trong khi khum cổ ghi nhận: "khum, khum, khum".
  • Khi bạn định ngửng cổ lên, ghi nhận: "định, định, định". Khi ngửng cổ lên ghi nhận: "ngửng, ngửng, ngửng".

Xem tiếp bài tập 3

Nếu thấy ngứa một chỗ nào đó, chú tâm vào chỗ ngứa và ghi nhận: "ngứa, ngứa, ngứa". Khi cảm giác ngứa biến mất lại trở về với sự phồng xẹp. Nếu ngứa quá không chịu được, muốn gãi, ghi nhận: "muốn, muốn, muốn", rồi lại từ từ đưa tay lên, ghi nhận: "đưa lên, đưa lên, đưa lên". Khi tay đụng chỗ ngứa, ghi nhận: "đụng, đụng, đụng". Khi gãi nhè nhẹ vào chỗ ngứa, ghi nhận: "gãi, gãi, gãi". Khi đã ngứa, không muốn gãi nữa và muốn đưa tay về, hãy ghi nhận: "đưa về, đưa về, đưa về". Khi tay trở về chỗ cũ và tiếp xúc với tay hay chân, ghi nhận: "đụng, đụng, đụng". Rồi tiếp tục quán sát chuyển động phồng xẹp của bụng.

Trong lúc thiền nếu bạn cảm thấy khát nước, hãy ghi nhận cảm giác: "khát, khát, khát". Khi muốn đứng dậy, ghi nhận: "muốn, muốn, muốn" và chú tâm ghi nhận mỗi một tác động chuẩn bị đứng dậy, rồi chú tâm vào tác động đứng và ghi nhận: "đứng, đứng, đứng". Sau khi đứng dậy mắt bạn nhìn về phía có nước, ghi nhận: "nhìn, nhìn, nhìn". Khi muốn đi, ghi nhận: "muốn, muốn, muốn". Bắt đầu bước từng bước, ghi nhận: "đi, đi, đi" hay "trái, phải". Bạn phải tỉnh thức trong mọi bước đi từ lúc bắt đầu đi cho tới khi đứng lại.

Khi bạn thấy hoặc đi đến chỗ để nước phải ghi nhận: "thấy, thấy, thấy" hay "nhìn, nhìn, nhìn". Khi dừng chân, ghi nhận: "dừng, dừng, dừng". Khi đưa tay ra, ghi nhận: "đưa, đưa, đưa". Khi tay đụng vào chén, ghi nhận: "đụng, đụng, đụng". Khi cầm chén, ghi nhận: "cầm, cầm, cầm". Khi thọc tay vào lu nước, ghi nhận: "thọc, thọc, thọc". Khi đưa chén lên môi, ghi nhận: "đưa, đưa, đưa". Khi chén đụng vào môi, ghi nhận: "đụng, đụng, đụng". Khi cảm thấy mát, ghi nhận: "mát, mát, mát". Khi nuốt, ghi nhận: "nuốt, nuốt, nuốt". Khi để chén xuống ghi nhận: "để xuống, để xuống, để xuống". Khi thu tay về, ghi nhận: "thu về, thu về, thu về".

Khi quay lui, ghi nhận: "quay, quay, quay". Khi đi, ghi nhận: "đi, đi, đi". Khi đến nơi, muốn dừng lại, ghi nhận: "muốn, muốn, muốn". Khi dừng lại ghi nhận: "dừng, dừng, dừng". Nếu đứng một thời gian lâu, thì hãy chú tâm vào chuyển động phồng xẹp của bụng. Nhưng khi bạn muốn ngồi hãy ghi nhận: "muốn, muốn, muốn". Khi đi đến chỗ ngồi, phải ghi nhận: "đi, đi, đi". Đến chỗ ngồi, ghi nhận: "đến, đến, đến". Xoay người trước khi ngồi, ghi nhận: "xoay, xoay, xoay". Ngồi xuống ghi nhận: "ngồi, ngồi, ngồi". Phải ngồi xuống chầm chậm và ghi nhận mọi chuyển động của sự ngồi. Bạn phải chú ý đến từng tác động một của tay chân khi ngồi. Ngồi xong lại tiếp tục theo dõi chuyển động phồng xẹp của bụng.

Khi buồn ngủ, ghi nhận: “buồn ngủ, buồn ngủ, buồn ngủ”. Nếu bạn có đủ năng lực tập trung trong thiền, bạn có thể vượt qua sự buồn ngủ và cảm thấy tươi tỉnh, lúc bấy giờ bạn hãy tiếp tục theo dõi sự phồng xẹp, nếu bạn không thắng được cơn buồn ngủ hãy tiếp tục niệm phồng xẹp cho đến khi ngủ.

Nếu dự định đưa tay hay chân lên hãy ghi nhận: "dự định, dự định, dự định". Trong khi đưa tay hay chân lên thì ghi nhận: "đưa lên, đưa lên, đưa lên". Duỗi tay, chân ra, ghi nhận: "duỗi, duỗi, duỗi". Khi đặt tay xuống, ghi nhận: "đặt, đặt, đặt". Khi tay hay chân tiếp xúc nhau ghi nhận: "tiếp xúc, tiếp xúc, tiếp xúc".

Bài Tập Thứ Ba

Vì phải liên tục thiền trong một khoảng thời gian dài với một tư thế nên bạn sẽ cảm thấy mệt và thấy mỏi tay chân. Lúc này, quý vị hãy chú tâm vào nơi mỏi mệt và ghi nhận: "mỏi mệt, mỏi mệt, mỏi mệt". Cảm giác mệt mỏi sẽ dần dần giảm đi và cuối cùng hết hẳn. Nếu sự mệt mỏi kéo dài đến độ không chịu đựng nổi, lúc bấy giờ quý vị hãy thay đổi tư thế. Tuy nhiên đừng quên ghi nhận "muốn, muốn, muốn" trước khi thay đổi tư thế.

Hãy thực hiện mọi động tác thật chậm để dễ ghi nhận. Ngay khi quý vị đã ở trong tư thế mới, quý vị phải tiếp tục chú tâm vào chuyển động phồng xẹp của bụng ngay. Nếu thấy tư thế mới không thoải mái, muốn đổi tư thế thì cũng phải ghi nhớ như trên.

Xem tiếp bài tập 4

Bài Tập Thứ Bốn

Cho đến bây giờ bạn đã hành thiền được nhiều giờ rồi. Bạn có thể bắt đầu cảm thấy làm biếng khi nghĩ rằng mình chưa tiến bộ được bao nhiêu. Đừng bỏ dở, hãy tiếp tục ghi nhận: "làm biếng, làm biếng, làm biếng".

Quý vị có thể nghi ngờ không biết cách thức hành thiền như thế này có đúng, có hữu ích không. Gặp trường hợp này hãy ghi nhận: "nghi ngờ, nghi ngờ, nghi ngờ". Quý vị có ao ước hay mong muốn đạt được thành quả tốt trong thiền không? Nếu bạn có tư tưởng như thế thì hãy ghi nhận: "ao ước, ao ước, ao ước" hay "mong muốn, mong muốn, mong muốn".

Tóm lại trong thời gian hành thiền, bạn phải để tâm ghi nhận tất cả những trạng thái của tâm, dù đó là trạng thái tốt hay xấu; bạn cũng phải chú tâm đến những sự chuyển động của cơ thể, dù đó là những chuyển động lớn hay nhỏ; bạn phải chú tâm đến mỗi một cảm giác, dầu cảm giác ấy dễ chịu hay khó chịu. Trong suốt thời gian hành thiền nếu không có những gì đặc biệt xảy ra khiến bạn phải ghi nhận, thì hãy chú tâm vào sự phồng xẹp của bụng. Nếu bạn đi làm một việc gì đó, chẳng hạn, đi uống nước, bạn phải chú ý đến những tác động cần thiết của sự đi, bạn phải chú tâm tỉnh thức ghi nhận từng bước đi một, chẳng hạn: đi, đi hay trái, phải. Lúc đến nơi bạn hãy niệm: đứng, cầm, nắm, uống v.v...

Có khi nào quý vị tiếc nuối vì mình không đạt được sự tiến bộ nào không? Nếu có, hãy chú tâm ghi nhận: "tiếc nuối, tiếc nuối, tiếc nuối". Ngược lại, quý vị có cảm thấy sung sướng khi mức độ thiền tiến triển hay không? Nếu có, hãy ghi nhận: "sung sướng, sung sướng, sung sướng".

Đấy là cách thức quý vị ghi nhận mỗi một trạng thái của tâm, nếu không có những tư tưởng hay quan niệm được ghi nhận thì hãy trở về với chuyển động phồng xẹp.

Xem phần thái độ thiền

thái độ thiền - thiền sư Tejaniya 

1. Thiền là nhận biết và quan sát bất cứ điều gì sinh khởi một cách thư giãn, dù điều đó dễ chịu hay khó chịu.

2. Thiền là quan sát và chờ đợi một cách kiên nhẫn với sự hay biết và có hiểu biết.
Thiền KHÔNG PHẢI là cố gắng trải nghiệm những gì bạn đã đọc hay được nghe kể.

3. Chỉ cần để ý trong giây phút hiện tại.
Đừng lạc vào những suy nghĩ về quá khứ.
Đừng bị cuốn đi bởi những suy tưởng của tương lai.

4. Khi hành thiền, tâm và thân cần ở trạng thái thoải mái.

5. Nếu tâm và thân trở nên mệt mỏi, có điều gì đó không đúng trong cách bạn đang thực hành và đó cũng là lúc bạn nên kiểm tra lại cách hành thiền của mình.

6. Tại sao bạn lại cố gắng tập trung khi hành thiền?
Bạn muốn điều gì chăng?
Bạn muốn điều gì xảy ra chăng?
Bạn muốn điều gì đang xảy ra dừng lại chăng?
Hãy kiểm tra xem nếu một trong các thái độ trên hiện diện, có mặt hay không.

13. Bạn không cần cố gắng làm cho mọi thứ xảy ra theo ý mình.
Bạn chỉ cần biết những gì đang diễn ra đúng như nó đang xảy ra.

14. Tâm đang làm gì? Đang suy nghĩ hay đang hay biết?

15. Tâm đang ở đâu? Bên trong hay bên ngoài?

16. Tâm có sự quan sát hay biết rõ ràng không? Hay chỉ biết một cách hời hợt?

17. Đừng thực hành với tâm mong muốn điều gì đó xảy ra. Điều đó chỉ mang lại cho bạn sự mệt mỏi.

18. Bạn phải chấp nhận và quan sát cả kinh nghiệm tốt lẫn xấu.
Bạn chỉ muốn những kinh nghiệm tốt?
Bạn không muốn kinh nghiệm khó chịu, dù là nhỏ nhất?
Như vậy có hợp lý không? Pháp vận hành như vậy sao?

19. Bạn phải luôn kiểm tra xem mình đang hành thiền với thái độ như thế nào. Rỗng lặng và trong sáng sẽ giúp bạn hành thiền tốt. Bạn đang có thái độ đúng hay không?

20. Đừng cảm thấy bị quấy rối bởi tâm suy nghĩ. Bạn không hành thiền để ngăn tâm suy nghĩ, mà là nhận ra và chấp nhận sự suy nghĩ khi nó sinh khởi.

21. Đừng chối bỏ bất kỳ đối tượng nào trong phạm vi hay biết của bạn. Hãy nhận biết có phiền não hiện diện cùng đối tượng và tìm hiểu thấu đáo phiền não đó.

22. Đối tượng không quan trọng, thái độ của tâm quan sát đằng sau mới quan trọng. Nếu quan với thái độ đúng thì bất kỳ đối tượng nào cũng là đối tượng của thiền.

23. Chỉ khi có đức tin (saddhā), tinh tấn mới sinh khởi.
Chỉ khi có tinh tấn (viriya), chánh niệm mới trở nên liên tục.
Chỉ khi chánh niệm (sati) liên tục, chánh định (sự vững chãi của tâm) mới được thiết lập.
Khi bạn bắt đầu hiểu biết như chúng đang là (paññā), đức tin sẽ trở nên mạnh hơn.
Chỉ khi chánh định (samādhi) được thiết lập, bạn sẽ bắt đầu hiểu biết mọi thứ như chúng đang là.

7. Tâm hành thiền phải là tâm thư giãn và định tĩnh.
Bạn KHÔNG THỂ thực hành khi mà tâm đang căng thẳng.

8. Đừng tập trung quá nhiều, đừng kiểm soát.
Không thúc ép hay kìm nén bản thân.

9. Đừng cố tạo ra điều gì cả và cũng đừng chối bỏ những gì đang diễn ra. Chỉ hay biết là đủ.

10. Cố gắng tạo ra điều gì đó là tham.
Chối bỏ những gì đang diễn ra là sân.
Không biết những gì đang diễn ra hoặc đã chấm dứt là mê mờ

11. Khi quan sát càng có ít tham, sân hay lo lắng thì việc hành thiền sẽ càng dễ dàng.

12. Đừng có bất kỳ mong đợi nào, đừng mong cầu bất cứ điều gì, đừng lo âu. Nếu những thái độ này có mặt trong tâm, chúng sẽ gây khó khăn cho việc hành thiền.

Xem tiếp câu hỏi

Câu hỏi thường gặp về thiền

- Thiền sư Mahasi -

1. Bạch Ngài, có cần phải có đầy đủ đức tin vào việc hành thiền Minh Sát mới có thể khởi đầu hành thiền không?

Điều đó không cần thiết, không cần phải có đức tin trọn vẹn trước khi hành thiền. Bởi vậy tôi không bao giờ bắt buộc hay khiển trách một ai về việc không có đức tin về việc hành thiền khi họ khởi đầu. Sở dĩ họ chưa có đức tin vào việc hành thiền, bởi vì họ chưa có kinh nghiệm hay có rất ít kinh nghiệm về việc thực hành. Vào năm 1931, tôi chỉ mới có tám hạ, còn có rất nhiều tò mò và lẫn lộn. Lúc bấy giờ Ngài Mingun Zetawin dạy tôi: hãy ghi nhận chánh niệm khi đi, ghi nhận chánh niệm khi đứng, ghi nhận chánh niệm khi ngồi, ghi nhận chánh niệm khi nằm. Hoặc là Ngài dạy khi đi ghi nhận đi, khi đứng ghi nhận đứng, khi ngồi ghi nhận ngồi, khi nằm ghi nhận nằm, khi co ghi nhận co, khi duỗi ghi nhận duỗi. Nghe Ngài dạy như thế, tôi cảm thấy bối rối và hỗn loạn, bởi vì tôi nghĩ rằng Ngài chẳng dạy tôi quan sát chân đế, hay sự vô thường, khổ và vô ngã của thân tâm. Tôi rất thắc mắc là tại sao một thiền sư như Ngài mà chỉ dạy toàn tục đế, nhưng tôi lại nghĩ rằng: “Ngài Hoà Thượng rất tinh thông Tam Tạng kinh điển và là một thiền sư rất nổi tiếng, Ngài dạy thiền sinh bằng chính kinh nghiệm của mình, như vậy việc phàn đoán của ta có sớm quá chăng? Làm sao ta có thể biết được phương pháp này tốt hay xấu khi chính mình chưa thực hành” Nghĩ như thế tôi yên tâm thực hành dưới sự hướng dẫn của Ngài.

2. Bạch Ngài, con tin rằng khi hành thiền, Ngài tiến bộ rất nhanh chóng và Ngài đạt được hết tuệ giác này đến tuệ giác khác. Có phải vậy không?

Không, trong ba bốn tuần đầu việc hành thiền chẳng đem lại kết quả, bởi vì tinh tấn của tôi chưa đủ. Tuy nhiên, một vài thiền sinh ở đây, họ cố gắng phát triển định tâm và chánh niệm nên chỉ sau một tuần lễ họ đã khởi đầu thấy được vô thường, khổ và vô ngã. Riêng tôi, cả tháng trời, chưa tiến bộ, nói chi đến việc chỉ hành thiền bốn năm ngày. Hơn tháng trời, việc tiến bộ của tôi chỉ là con số không. Bởi vì tôi không tin vào việc hành thiền và không chịu cố gắng. Vì đức tin không mạnh, vì thiếu nỗ lực tinh tấn, nên tôi không tiến bộ. Thế rồi tôi đâm ra nghi ngờ; và chính sự nghi ngờ này đã khiến tôi không tiến bộ. Do đó, các tuệ giác cũng như đạo quả không khởi  sanh. Tôi đã phí thì giờ vì nghi ngờ và phân tích. Thế nên, điều quan trọng của người hành thiền là loại trừ hoài nghi. Lúc đó tôi nghĩ rằng: “Phương pháp thực hành chỉ chú ý đến tục đế, chỉ quan sát đối tượng như đi, ngồi, co, duỗi… điều mà Ngài Hoà Thượng Thiền Sư dạy tôi chỉ là một căn bản bước đầu”. Vì có nghi ngờ như thế nên tôi không phát triển được tuệ giác. Dĩ nhiên, tôi nghĩ rằng sau này chắc chắn Thiền Sư sẽ dạy cho tôi làm thế nào để phân biệt giữa thân và tâm. Do đó, tôi tiếp tục tinh tấn thực hành. Không bao lâu sau, nhờ tin tưởng và thực hành đúng những lời hướng dẫn của thiền sư, tôi nhận ra rằng, sự thực đây chẳng phải là những bài tập căn bản bước đầu mà là sự ghi nhận các trạng thái, các hiện tượng vật chất và tâm trong khi đi, đứng, ngồi, nằm, co, duỗi… Và chính đây là sự hướng dẫn có phương pháp giúp người đi từ thấp đến cao. Tất cả những điều mà tôi cần phải làm là quán sát và ghi nhận một cách tinh tấn theo lời chỉ dẫn của thiền sư.

3. Phải chăng, Ngài là người đặt ra phương pháp quan sát phồng xẹp của bụng trong khi thở?

Không, tôi không phải là người đặt ra phương pháp quan sát phồng xẹp. Thật ra đó là phương pháp của Đức Phật bởi vì Ngài đã dạy chúng ta quán sát yếu tố gió “vayo dhatu” trong ngũ uẩn. Sự phồng và xẹp được tạo nên bởi yếu tố gió. Thoạt đầu, nhiều người đặt vấn đề về phương pháp quan sát sự phồng xẹp của bụng. Tuy nhiên, nếu được bạn bè khuyến khích và họ cố gắng hành thiền thì chính họ sẽ thấy được và tán thán phương pháp mà trước đây họ chỉ trích thậm tệ. Tôi bảo đảm rằng người nào cố gắng thực hành thì sẽ tán thán phương pháp này qua chính kinh nghiệm của mình, giống như chỉ có nếm vị đường thì mới biết đường là như thế nào.

4. Bạch Ngài, có thể ghi nhận đề mục sau khi đề mục đã xuất hiện không?

Dĩ nhiên là không, mặc dầu khi mua một vật gì, bạn có thể mua chịu và trả tiền sau. Nhưng đối với việc hành thiền minh sát thì không. Bởi thế thiền sinh phải ghi nhận đề mục ngay khi đề mục xuất hiện để khỏi dính mắc vào đề mục.

5. Khi thực hành một cách tích cực thì có hại cho sức khoẻ không?

Trong một câu kinh Pali có ghi “Kaye ca jivite canape khatam upatthapeti”. Hãy tinh tấn hành thiền, dầu cho tánh mạng hay tay chân có bị huỷ hoại cũng không màng. Đây là câu khuyến khích thiền sinh nỗ lực thực hành dầu cho phải hy sinh cả tánh mạng hay tay chân. Nhiều người nghĩ rằng “kinh khủng thay việc hành thiền 5 ngày”! Thật ra, chẳng có ai chết do nỗ lực tinh tấn hành thiền và cũng chẳng ai vì hành thiền mà hao mòn sức khỏe. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy một số người nhờ hành thiền tích cực đã tự chữa khỏi một số bệnh kinh niên.

6. Bạch Ngài, trong khi hành thiền Minh Sát có cần phải niệm thầm, như niệm chữ phồng xẹp …không?

Tên gọi, dầu đó là một từ chuyên môn hay trong ngôn ngữ thông thường, cũng đều là sự chế định hay tục đế. Tên gọi chẳng có chi quan trọng cả. Trong khi hành thiền, điều quan trọng nhứt là ý thức chánh niệm những hiện tượng bao gồm trong đối tượng ghi nhận: phồng và xẹp của bụng. Trong thực hành chỉ cần ý thức chánh niệm sự vật, không cần niệm thầm cũng đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, khi không niệm thầm thì thiền sinh rất khó ghi nhận đối tượng một cách trọn vẹn, chính xác và rõ ràng, đồng thời thiền sinh cũng sẽ gặp khó khăn trong việc nói lại kinh nghiệm của mình cho thiền sư hay người hướng dẫn mình. Đó là lý do tại sao thiền sinh được dạy phải niệm thầm khi ghi nhận đề mục. Tuy vậy, thiền sinh cũng gặp phải khó khăn khi không biết phải dùng những chữ gì để niệm các hiện tượng đang xảy ra. Đó là lý do tại sao thiền sinh dùng ngôn ngữ thông thường (phồng xẹp) khi thực hành.

7. Bạch Ngài, như vậy phải chăng Ngài luôn luôn khuyến khích việc niệm thầm?

Không, không phải luôn luôn như vậy. Có nhiều lúc đối tượng xuất hiện và diễn tiến quá nhanh chóng khiến bạn không đủ thì giờ để niệm thầm bằng tên từng đối tượng một. Lúc bấy giờ, bạn phải bỏ qua sự niệm thầm, chỉ đơn thuần ghi nhận mọi diễn biến qua các thời điểm. Nhiều khi bạn có thể ý thức chánh niệm bốn, năm hay cả mười đề mục cùng lúc và ngay tức khắc, nhưng bạn chỉ niệm thầm bằng tên từng đối tượng một. Điều này thật khó khăn vì bạn không đủ thì giờ để ghi nhận bằng tên nhiều đề mục như vậy. Gặp trường hợp như thế bạn cũng đừng bối rối, lo lắng. Bạn chỉ thuần ghi nhận các diễn biến xảy ra mà không niệm thầm. Nếu bạn cố gắng ghi nhận tất cả các đề mục thì chẳng bao lâu bạn sẽ mệt mỏi. Điểm chính trong việc hành thiền là ghi nhận các hiện tượng xảy ra đúng lúc. Như vậy khi có nhiều đề mục xảy ra cùng một lúc, thay vì ghi nhận và niệm thầm chuyển động phồng xẹp như thường lệ, thì bạn có thể đơn thuần ghi nhận các đối tượng đang xảy ra mà không niệm thầm.

8. Bạch Ngài, khi không niệm thầm các đề mục như phồng xẹp, ngồi, đứng, đi… thì có thiệt hại hay bất tiện không?

Dĩ nhiên có, có nhiều sự thiệt hại khi không niệm thầm các đề mục hành thiền. Thiền sinh sẽ không ghi nhận được một cách chính xác các diễn biến đồng thời của tâm và đề mục hành thiền, Thiền sinh sẽ chánh niệm một cách hời hợt bề mặt, không đi sâu vào đối tượng. Tinh tấn bị suy giảm.

9. Bạch Ngài, khi hành thiền phải ngồi như thế nào?

Có nhiều cách ngồi:
a. Ngồi kiết già: hai chân xếp chéo, bàn chân này để trên bắp vế của bàn chân kia, hai gan bàn chân ngửa lên trời.
b. Ngồi bán già, chân này đặt trên chân kia.
c. Ngồi theo kiểu Miến Điện, hay ngồi thoải mái, hai chân không đặt lên nhau mà để rời, chân này đặt trước chân kia.

Đối với phụ nữ có thể ngồi theo cách nào thấy thích hợp với mình; trừ khi ngồi nơi công cộng phải theo khuôn mẫu của số đông. Ngồi sao cũng được. Điều quan trọng là chọn cách ngồi thế nào để có thể ngồi lâu hơn, giúp định tâm có cơ hội phát triển tốt đẹp, đạt được các tuệ giác minh sát.

10. Chúng ta đạt được những phước báu gì khi hành thiền minh sát?

Giả sử trong một giây ta ghi nhận chánh niệm một lần, như vậy một phút ta ghi nhận được 60 lần, một giờ ta ghi nhận được 3600 lần. Mỗi ngày 24 tiếng, trừ 4 giờ để ngủ, thiền sinh hành thiền 20 tiếng, vị chi 72.000 lần ghi nhận chánh niệm. Một khối phước báu khổng lồ.

11. Bạch Ngài, trong khi ăn chúng tôi ghi nhận bao nhiêu lần?

Khi ăn một mình, bạn có thể ghi nhận một cách chính xác và tinh tế. Bạn có thể ghi nhận từ 50 đến 60 lần trong khi ăn một muỗng cơm. Như vậy, bạn cần phải bỏ ra khoảng một tiếng đồng hồ để dùng một bữa ăn. Tuy nhiên, khi bạn ăn chung với nhiều người, bạn không thể ăn chậm và ghi nhận như thế. Bạn ghi nhận được càng nhiều càng tốt, chứ không thể kỳ vọng như khi ăn một mình.

12. Bạch Ngài, tại sao Ngài dạy những thiền sinh mới phải khởi hành hành thiền bằng cách ghi nhận chuyển động phồng xẹp?

Bởi vì những đề mục vi tế rất khó ghi nhận và đòi hỏi nhiều thời gian để đạt được sự định tâm, trong khi đó những đề mục hiển hiện rõ ràng như chuyển động phồng xẹp của bụng có thể đạt được sự định tâm mau hơn. Đó là lý do tại sao tôi hướng dẫn các thiền sinh khởi đầu việc hành thiền của mình bằng cách quan sát các đặc tính căng cứng, chuyển động của sự phồng xẹp.

13. Bạch Ngài, phải chăng chỉ có hai đề mục để ghi nhận, đó là phồng và xẹp?

Vâng, thoạt đầu thiền sinh chỉ ghi nhận hai đề mục phồng và xẹp; đó là hai đề mục chính. Tuy nhiên, thiền sinh còn phải ghi nhận những tư tưởng khởi sinh trong tâm. Sau khi ghi nhận, lại trở về đề mục chính. Tương tự như vậy đối với sự đau, thiền sinh ghi nhận đề mục đau. Khi sự đau biến mất, thiền sinh trở về với đề mục chính. Nếu ghi nhận sau một khoảng thời gian nào đó mà sự đau vẫn còn hiện diện, thiền sinh hãy trở về đề mục chính. Trong các tác động co duỗi tay chân, thay đổi tư, thế thiền sinh cũng chánh niệm ghi nhận như trên. Thiền sinh phải ghi nhận mỗi một tác động hay thái độ bao gồm trong các đề mục rồi trở về đề mục chính . Khi thiền sinh thấy hay nghe mà các đề mục này nổi bật, thiền sinh phải ghi nhận “thấy, thấy”, “nghe, nghe”. Sau khi ghi nhận ba bốn lần thiền sinh phải tinh tấn trở về đề mục chính.

14. Phải chăng vấn đề tuổi tác ảnh hưởng đến việc hành thiền?

Vâng, có một vài khác biệt giữa người già và người trẻ. Để đạt được một vài tuệ giác, nếu thiền sinh ở vào khoảng tuổi từ mười lăm đến bốn mươi thì phải thực hành khoảng một tháng. Đối với những người lớn tuổi hơn, từ sáu mươi đến bảy mươi thì phải cần hai đến ba tháng. Tại sao vậy? Bởi vì những người còn trẻ, có sức mạnh về thể lực, tâm nhạy bén, tích cực, và ít lo âu phiền muộn. Dĩ nhiên, càng già thì càng đau yếu. Người lớn tuổi thì trí nhớ và sự hiểu biết cũng yếu kém và lại có nhiều 13 phiền muộn hay đã chất chứa nhiều kinh nghiệm không tốt đẹp trong quá khứ. Đối với các nhà sư, nếu sau khi xuất gia mà hành thiền ngay thì sẽ gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp, bởi vì một vị sư mới tu, tuổi còn nhỏ, có đức tin mạnh mẽ vào việc thực hành, giới luật lại trong sạch. Do đó, theo ý của tôi, dầu cho việc học hành kinh điển là quan trọng, nhưng ngay sau khi xuất gia, phải hành thiền ít nhất ba tháng. Đáng thương thay, một số nhà sư đã chết trước khi thực hành.

15. Bạch Ngài, tại sao trong lúc hành thiền phải làm các tác động một cách chậm rãi?

Chỉ khi nào làm các tác động một cách chậm rãi thì định tâm chánh niệm mới theo kịp đối tượng quán sát. Bởi thế, tôi thường khuyên các bạn khởi đầu thực hành bạn phải làm mọi tác động một cách chậm rãi và chánh niệm. Thật vậy, vào lúc đầu, nếu bạn làm mọi tác động một cách nhanh chóng thì chánh niệm không thể bắt kịp.

16. Bạch Ngài, đàn ông với đàn bà người nào hành thiền tiến bộ mau hơn?

Thường thì đàn bà chịu khó tinh tấn, có nhiều đức tin và tuân theo những lời chỉ dẫn của thầy hơn. Kết quả là họ phát triển định tâm sớm, và nhờ thế, họ đạt đến tuệ giác nhanh hơn. Thật vậy, tôi thường thấy đàn bà hành thiền tiến bộ nhanh hơn đàn ông. Tuy nhiên, tôi cũng thấy một số phụ nữ đã phí thì giờ vào việc suy nghĩ lung tung nên không tiến bộ. Có nhiều lý do khiến họ không tiến bộ hay tiến bộ rất ít, đó là làm biếng, tuổi già, sức khoẻ kém… Dĩ nhiên, cũng có những nam thiền sinh và các nhà sư tiến bộ rất nhanh khi họ nghiêm túc thực hành theo lời chỉ dẫn của thiền sư.

17. Bạch Ngài, phải chăng những người hiểu biết giáo lý nhiều là một chướng ngại cho việc hành thiền?

Không, không thể nói như thế được. Không thể nào có chuyện kiến thức về giáo pháp lại là trở ngại trong thực hành. Như bạn biết, Ngài Pothila, một nhà sư có kiến thức uyên thâm về Phật Pháp, đã đắc quả A La Hán mau chóng nhờ thực hành dưới sự hướng dẫn của một sa di nhỏ tuổi. Điều này chứng tỏ rằng kiến thức của một người không trở ngại cho việc thực hành giáo pháp. Chướng ngại thực sự trong việc hành thiền là ngã mạn, (cho rằng mình học cao hiểu rộng nên không tin hay ít tin tưởng vào sự thực hành) hoài nghi, không nghiêm túc tuân theo lời hướng dẫn của thiền sư, thiếu nỗ lực tinh tấn chứ không phải là kiến thức.

18. Bạch Ngài, có sự khác biệt giữa một người hành thiền và người không hành thiền khi họ phải đương đầu với cơn bệnh nặng chăng?

Dĩ nhiên là có sự khác nhau, người không hành thiền chỉ nhớ đến việc xin giới, nghe tụng kinh Paritta, cúng dường y bát và thực phẩm cho chư Tăng. Thật đáng thương làm sao! Họ chỉ biết làm phước và giữ giới thôi. Đối với người hành thiền, họ cố gắng thực hành để đạt những tuệ giác cao hơn, cho đến khi giác ngộ đạo quả, bằng cách chánh niệm ghi nhận khắn khít vào đề mục, vào chính cảm giác đau đớn khó chịu từng sát na một.

Bộ tài liệu thiền

Các trường phái thiền

Đóng góp cho trường thiền

Thiền là gì